Nhẫn Ngư phủ
Nhẫn Ngư phủ

Nhẫn Ngư phủ

Nhẫn ngư phủ là một trong những biểu tượng đặc trưng của Giáo hoàng. Chiếc nhẫn này gợi nhớ mẻ lưới kỳ diệu mà Phêrô và các tông đồ đã có được nhờ Giêsu Phục Sinh (Phúc âm Giăng 21.1-8):Sau đó, Đức Giêsu lại tỏ mình ra cho các môn đệ ở Biển Hồ Ti-bê-ri-a. Người tỏ mình ra như thế này. Ông Simon Phêrô, ông Tôma gọi là Đi-đy-mô, ông Na-tha-na-en người Ca-na miền Ga-li-lê, các người con ông Dê-bê-đê và hai môn đệ khác nữa, tất cả đang ở với nhau. Ông Si-mon Phê-rô nói với các ông: "Tôi đi đánh cá đây." Các ông đáp: "Chúng tôi cùng đi với anh". Rồi mọi người ra đi, lên thuyền, nhưng đêm ấy họ không bắt được gì cả.Khi trời đã sáng, Đức Giêsu đứng trên bãi biển, nhưng các môn đệ không nhận đó chính là Đức Giêsu. Người nói với các ông: "Này các chú, không có gì ăn ư?" Các ông trả lời: "Thưa không". Người bảo các ông: "Cứ thả lưới xuống bên phải mạn thuyền đi, thì sẽ bắt được cá". Các ông thả lưới xuống, nhưng không sao kéo lên nổi, vì lưới đầy những cá. Người môn đệ được Đức Giê-su thương mến nói với ông Phê-rô: "Chúa đó!" Vừa nghe nói "Chúa đó!", ông Simon Phê-rô vội khoác áo vào vì đang ở trần, rồi nhảy xuống biển".Tường thuật này ở vào lúc kết thúc cuộc hành trình của Chúa Giêsu dưới thế với các môn đệ Người, tương ứng với một tường thuật lúc ban đầu: cũng ở đó, các môn đệ không bắt được gì suốt đêm; cũng ở đó, Chúa Giêsu đã mời Simon một lần nữa thả lưới chỗ nước sâu. Và lời của Thánh Phêrô: "Vâng lời Thầy, con sẽ thả lưới" (Phúc âm Luca 5.5).Nhẫn Ngư Phủ là một phần trong bộ lễ phục của Đức Giáo hoàng, người kế vị thánh Phêrô (xuất thân làm nghề chài lưới) dẫn dắt hội thánh Công giáo, biểu hiện cho sứ mạng của Thánh Phêrô là củng cố anh em mình. Mặt nhẫn chạm nổi hình thánh Phê rô đang thả lưới, ngụ ý các tông đồ là những ngư phủ lưới người (Mark 1.17). "Đừng sợ. Từ nay anh sẽ được gọi là kẻ chài lưới người"Chiếc nhẫn ngư phủ đã có từ thời Giáo hoàng Clêmentê IV (Giáo hoàng 1265-1268). Chiếc nhẫn này từng được dùng làm ấn tín đóng dấu các công văn của Giáo hoàng từ thế kỷ XV cho đến năm 1842. Ngày nay người ta còn giữ được thư của Giáo hoàng Clêmentê IV gửi cho một người cháu là Peter Grossi, trong đó có đóng dấu từ chiếc nhẫn ngư phủ. Về sau, nhẫn ngư phủ thường được dùng để đóng trên các đoản sắc của các Giáo hoàng.Trong bài giảng của mình trong lễ đăng quang ngày 24 tháng 4 năm 2005, Giáo hoàng Biển Đức XVI nói:Các Giáo phụ đã giải thích rất có ý nghĩa về nhiệm vụ đặc biệt này. Đây là những gi các ngài nói: đối với một con cá, được dựng nên sống trong nước, thì là một tai họa nếu bị bắt ra khỏi biển, bị đưa ra khỏi yếu tố sống còn của nó để nên thức ăn cho con người. Nhưng trong sứ vụ của một kẻ bắt cá người, điều ngược lại là đúng. Chúng ta đang sống trong sự tha hóa, trong những nước mặn đau khổ và chết chóc; trong một biển đen tối không ánh sáng. Lưới Tin Mừng kéo chúng ta ra khỏi nước sự chết và đưa chúng ta vào trong vẻ huy hoàng ánh sáng Thiên Chúa, vào trong sự sống thật. Điều đó đúng là thật: khi chúng ta theo Chúa Kitô trong sứ vụ này để nên kẻ bắt cá người ta, chúng ta phải vớt những người nam và nữ ra khỏi biển mặn với nhiều hình thức tha hoá và đưa vào đất sự sống, vào trong ánh sáng của Thiên Chúa. Thật sự là như vậy: mục đích của cuộc đời chúng ta là mặc khải Thiên Chúa cho con người.Mỗi Giáo hoàng được đánh một chiếc nhẫn riêng bằng vàng với biểu hiện của con thuyền thánh Phêrô và tên của vị Giáo hoàng đương nhiệm được chạm chung quanh. Trong buổi lễ đăng quang của Giáo hoàng, Đức Hồng y Niên trưởng Hồng y đoàn sẽ xỏ nhẫn vào ngón áp út tay phải tân Giáo hoàng.Nhẫn ngư phủ cùng với dây Pallium là một trong những biểu tượng quyền lực của Giáo hoàng.Khi Giáo hoàng qua đời, sẽ có nghi lễ tiêu hủy chiếc nhẫn với sự chứng kiến của các vị Hồng y. Điều này nhằm ngăn chặn việc đóng dấu những văn thư giả mạo trong thời gian chưa tìm được Giáo hoàng kế vị.Các tín đồ Công giáo bày tỏ lòng thành kính với Giáo hoàng bằng cách quỳ xuống hôn chiếc Nhẫn Ngư Phủ.